Temptations imagery

Ý nghĩa ngôn ngữ cơ thể của mèo

Ý nghĩa ngôn ngữ cơ thể của mèo

Giao tiếp là chính chìa khóa trong kết nối với mọi giống loài, và mèo không phải là ngoại lệ. Vì chúng ta không thể hiểu được ngôn ngữ bằng lời của mèo nên chỉ có thể đọc vị mèo qua các dấu hiệu hình thể như mắt mèo, tai mèo, đuôi mèo và các tư thế con mèo. Thông qua các tư thế cơ thể và cử chỉ của mèo, ta có thể hiểu và phân biệt khi nào mèo vui vẻ, lo lắng hay giận dữ. Bài viết này sẽ đưa bạn đi khám phá thế giới ngôn ngữ của mèo qua các cử chỉ và tư thế con mèo, giúp bạn hiểu hơn về mèo cưng của mình. 

Ngôn ngữ cơ thể của mèo khi vui vẻ

Thân:

  • Thân mình thả lỏng, thư giãn. 
  • Duỗi người hoặc cuộn tròn một cách thoải mái.

Mắt:

  • Đôi mắt thư giãn, mí mắt khép hờ hoặc chớp mắt chậm rãi.
  • Đồng tử giãn ra cho thấy sự phấn khích, tươi vui.

Tai:

  • Tai hướng về phía trước.
  • Nếu tai hơi lệch sang một bên thì có thể mèo đang ở trạng thái thư giãn.
  • Tai giật giật hoặc cử động cho thấy mèo đang tỉnh táo, cảnh giác hoặc quan tâm đến điều gì đó.

Đuôi:

  • Thẳng đứng và cong nhẹ nhàng ở phía chóp đuôi.
  • Mèo kêu rừ rừ trong khi đuôi vểnh lên là dấu hiệu chắc chắn cho biết mèo đang rất hài lòng.
  • Đuôi phồng lên có thể biểu thị sự phấn khích, nhưng cũng cần phải xem xét bối cảnh.

Ngôn ngữ cơ thể của mèo khi ốm

Thân:

  • Ngôn ngữ cơ thể của mèo được thể hiện qua vẻ lờ đờ, yếu ớt. 
  • Tư thế cong lưng hoặc khom lưng.
  • Thay đổi thói quen chải chuốt, chẳng hạn như chải chuốt ít hơn thường lệ.

Mắt:

  • Mắt mờ hoặc trũng có thể báo hiệu tình trạng mất nước hoặc ốm bệnh.
  • Mắt mờ đục hoặc chảy nước.

Tai:

  • Tai ép sát vào đầu.
  • Lắc đầu hoặc gãi tai liên tục có thể là dấu hiệu của vấn đề về tai hoặc ký sinh trùng.

Đuôi:

  • Mèo giấu đuôi có thể là dấu hiệu của sự đau đớn hoặc ốm bệnh.
  • Chiếc đuôi xù lên có thể cho thấy mèo đang cố tỏ ra là mình to lớn.

Ngôn ngữ cơ thể của mèo khi vui đùa

Thân:

  • Thân mình thả lỏng, nhanh nhẹn, hoạt bát. 
  • Nửa thân trước hạ xuống và phần thân sau nâng lên tạo thành hình cánh cung đặc trưng khi nô đùa.

Mắt:

  • Đôi mắt mở to, cảnh giác cũng là hình ảnh thường thấy khi mèo vui chơi.
  • Đồng tử giãn có thể biểu thị sự phấn khích và kích thích trong khi chơi.

Tai:

  • Tai hướng về phía trước cho thấy mèo đang cảnh giác và quan tâm đến môi trường xung quanh.
  • Tai hơi bẹt cho thấy mèo đang chơi đùa cao hứng.

Đuôi:

  • Đuôi giơ cao và có thể giật giật hoặc run rẩy khi phấn khích.
  • Đuôi phồng lên là dấu hiệu cho biết mèo đang chơi đùa vui vẻ hoặc phấn khích.

Ngôn ngữ cơ thể của mèo khi giận dữ

Thân:

  • Lông phồng lên để trông to lớn hơn và đáng sợ hơn.
  • Căng thẳng và cứng người là dấu hiệu cho thấy mèo sẵn sàng tấn công hoặc phòng thủ.
  • Tư thế gập khuỷu chân, cúi người về phía trước, thân hạ thấp xuống đất.
  • Móng vuốt duỗi ra.

Mắt:

  • Đồng tử thu hẹp hoặc giãn hoàn toàn.
  • Mèo nhìn chằm chằm không chớp mắt có thể là dấu hiệu của sự hung hăng.

Tai:

  • Tai kẹp sát vào đầu.
  • Tai xoay sang hai bên hoặc xoay về phía sau.

Đuôi:

  • Có thể quật qua quật lại.
  • Đuôi phồng lên cho thấy mèo đang sợ hãi hoặc hung hăng.

Ngôn ngữ cơ thể của mèo khi sợ hãi

Thân:

  • Khi sợ hãi mèo có thể cúi người xuống sát mặt đất.
  • Cố gắng lẩn trốn hoặc tìm một nơi vắng vẻ.

Mắt:

  • Đồng tử giãn ra là dấu hiệu phổ biến của sự sợ hãi hoặc hưng phấn cao độ. 
  • Tránh giao tiếp trực tiếp bằng mắt cũng là dấu hiệu điển hình khi mèo sợ hãi. 

Tai:

  • Tai kẹp sát vào đầu.

Đuôi:

  • Khi sợ hãi mèo có thể phồng đuôi lên.
  • Giấu đuôi, hoặc cụp đuôi xuống thấp sát vào thân.

Ngôn ngữ cơ thể của mèo khi căng thẳng hoặc lo lắng

Thân:

  • Tư thế gập hoặc hạ thấp người. Cố gắng làm cho cơ thể mình trông nhỏ bé hơn.
  • Bồn chồn và chải chuốt nhiều hơn bình thường, đôi khi có thể gây ra những mảng trụi lông.

Mắt:

  • Đồng tử giãn ra.
  • Chớp mắt nhiều hơn bình thường hoặc tránh giao tiếp bằng mắt.

Tai:

  • Tai bẹt hoặc kéo ngược về sát đầu.
  • Giật tai hoặc xoay tai liên tục.

Đuôi:

  • Giấu đuôi hoặc cụp đuôi xuống thấp.
  • Vẫy hoặc cử động đuôi nhanh.

Các hành động, cử chỉ khác phản ánh tâm trạng của mèo

Ngoài các ngôn ngữ cơ thể nói trên, mèo còn có thể thể hiện tâm trạng qua nhiều hành động, cử chỉ và ngôn ngữ khác. Tiếng rừ rừ có thể ngôn ngữ của mèo khi hạnh phúc, tương tự như hành động mèo nhào lộn.  m thanh meo meo cũng là một trong những ngôn ngữ của mèo được ưu dùng để thể hiện lời chào hoặc báo cho bạn biết rằng mèo đang đói. Tiếng líu lo là phản ứng phấn khích với con mồi và tiếng ríu rít thay cho một lời chào thân thiện. Tiếng ngao ngao là ngôn ngữ của mèo để gây sự chú ý và tiếng gào là âm thanh mèo phát ra khi giao phối. Tiếng meo meo và rên rỉ khẽ khẽ có thể báo hiệu rằng mèo có nhu cầu gì đó hoặc đang gặp khó chịu. 

Bạn có thắc mắc tại sao mèo lại cong lưng? Mèo cong lưng vì nhiều lý do. Trái với khi mèo duỗi người thể hiện sự thoải mái và hài lòng, khi mèo cong lưng kiểu phòng thủ, với bộ lông dựng đứng, có nghĩa là mèo đang đưa ra một cảnh báo trực quan, thể hiện sự hung hăng hoặc sợ hãi.   

Trên đây là một số thông tin quan trọng giúp bạn hiểu thêm về ý nghĩa ngôn ngữ của mèo qua những âm thanh, cử chỉ và tư thế con mèo.

Cách giao tiếp với mèo thông qua ngôn ngữ cơ thể?

Sau khi hiểu ngôn ngữ cơ thể của mèo, được trang bị đầy đủ kiến ​​thức về cử chỉ của mèo, ngôn ngữ mắt mèo, ý nghĩa tư thế con mèo và cách diễn giải ngôn ngữ cơ thể của mèo, câu hỏi đặt ra là làm cách nào để giao tiếp với mèo cưng. Để giao tiếp bằng ngôn ngữ của mèo, bạn cần quan sát và phản hồi các tín hiệu mèo đưa ra. 

Chớp mắt chậm rãi thể hiện sự tin tưởng và tình cảm, tư thế thoải mái và cử động nhẹ nhàng cho thấy sự thân thiện. Hãy chú ý đến tư thế con mèo và tôn trọng ranh giới của chúng, áp dụng phương pháp khen thưởng, khuyến khích hành vi tích cực để tăng cường gắn kết giữa mèo và bạn. Ví dụ, khi bạn lắc một gói bánh thưởng Temptations™ trên tay, mèo có thể thể hiện sự háo hức, mong đợi đến lúc bạn đưa gói đồ ăn lại gần chúng. Hãy quan sát cách mèo ló ra khỏi nơi ẩn nấp và tiếp cận bạn khi bạn lắc gói bánh thưởng trên tay, thật đúng là một cơ hội tuyệt vời để gắn kết với mèo cưng phải không nào!

Ngoài ra, việc hiểu được ngôn ngữ cơ thể của mèo ốm, ngôn ngữ cơ thể của mèo lo lắng, ngôn ngữ cơ thể của mèo giận dữ và ngôn ngữ cơ thể của mèo vui vẻ còn giúp bạn mang đến cho mèo cưng sự chăm sóc thích hợp vào đúng thời điểm mà mèo cần bạn nhất.

Kết luận

Tóm lại, ngôn ngữ cơ thể của mèo có thể được thể hiện qua cử chỉ và tư thế của mèo. Việc học ngôn ngữ cơ thể của mèo có thể giúp bạn trở thành vị chủ nhân tuyệt vời nhất mà mọi bé mèo đều ao ước vì nhờ khả năng đọc vị các tín hiệu từ mèo, bạn sẽ biết cách để chăm sóc phù hợp, quan tâm và gắn kết với mèo cưng của mình.

Các câu hỏi thường gặp

 
  1. Ngôn ngữ cơ thể nào cho thấy mèo thích bạn?

    Khi muốn thể hiện tình cảm mèo sẽ chớp mắt chậm rãi, tư thế cơ thể thoải mãi, thư giãn, miệng phát tiếng kêu rừ rừ và nhẹ nhàng dụi đầu vào người bạn. Nếu mèo nhào lộn hoặc để lộ bụng, thì đó là dấu hiệu của sự yêu mến và tin tưởng tuyệt đối.

  2. Tại sao mèo cưng cắn nhẹ tôi?

    Những vết cắn nhẹ nhàng của mèo thường được gọi là “cắn yêu”. Những ngôn ngữ cơ thể này của mèo thể hiện tình cảm, sự nghịch ngợm chơi đùa hoặc giao tiếp theo kiểu mèo con.

  3. Làm thế nào để chào hỏi bằng ngôn ngữ của mèo?

    Tư thế bình tĩnh, chớp mắt chậm rãi để thể hiện sự tin tưởng và nhẹ nhàng cất tiếng chào “meo meo”. Đưa tay ra để mèo đánh hơi nhẹ nhàng và có những tiếp xúc ban đầu. Tôn trọng không gian của mèo, để mèo tự đến gần bạn và đừng quên chú ý đến các tư thế của mèo.

X

Mua Online